Hiện nay, cọc tiếp địa rất quan trọng trong việc lắp đặt hệ thống điện cũng như chống sét. Khi bạn đóng cọc tiếp địa đúng quy các và đạt chuẩn, thì công trình sẽ tăng được tuổi thọ đồng thời đảm bảo được an toàn tính mạng cho con người cũng như hệ thống cần bảo vệ. Vậy cách đóng cọc tiếp địa đơn giản nhất khi lắp đặt cột đèn sân vườn như thế nào? cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

cách đóng cọc tiếp địa

I. Cọc tiếp địa là gì?

Cọc tiếp địa là một trong những thiết bị chủ chốt của hệ thống chống sét tiếp địa để làm tiêu tan tia sét. Được dùng trong việc lắp đặt các hệ thống cột đèn chiếu sáng ngoài trời. Ngoài ra cọc tiếp địa còn được sử dụng trong hệ thống nhà dân dụng, thang máy để chống sét, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

cách đóng cọc tiếp địa 2

Cấu tạo của cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa có cấu tạo rất đơn giản, là thanh kim loại có 1 đầu nhọn để cắm xuống đất, đâu kia có kích thước to hơn và cứng, có thể dùng búa để đóng xuống. Phần đầu cọc được thiết kế nhiều vòng ren để có thể kết nối được nhiều cọc lại với nhau.

II. Tác dụng và những rủi do khi lắp đặt cọc tiếp địa

1. Tác dụng của cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa là một trong những bộ phận không thể thiếu của bất cứ công trình chống sét nào, kể cả các công trình chiếu sáng. Bởi chúng có chức năng cân bằng điện thế, phân tán nguồn năng lượng lớn do sét tạo ra, giúp đảm bảo độ bền cho thiết bị điện cũng như giữ an toàn cho người sử dụng vào mùa mưa.

Nếu thiết bị chống sét không có cọc tiếp đất tốt, đạt tiêu chuẩn thì sẽ gây ra những hậu quả khó lường, gây thiệt hại lớn cho hệ thống chiếu sáng. Vì vậy hệ thống cọc tiếp địa vô cùng quan trọng trong các công trình thu sét, cũng như công trình chiếu sáng.

2. Rủi ro khi lắp đặt cọc tiếp địa sai cách

Cọc tiếp địa có trách nhiệm dẫn dòng sét xuống đất một cách nhanh chóng và an toàn.

  • Nếu lắp đặt cọc tiếp địa sai kỹ thuật có thể sẽ làm giảm tuổi thọ của các thiết bị điện hoặc gây giật điện, cháy nổ làm nguy hiểm tính mạng con người.
  • Nếu quá trình khảo sát thực địa lắp cọc không chính xác có thể dẫn đến mất cân bằng điện tích, gây thiệt hại cho công trình ngầm xung quanh. Vì thế, quá trình khảo sát đóng vai trò rất quan trọng.

cách đóng cọc tiếp địa 3

III. Phân loại cọc tiếp địa

Để phân loại cọc tiếp địa, sẽ dựa theo chất liệu cấu thành, do đó cọc tiếp địa được chia thành 3 loại:

  • Cọc tiếp địa đồng (có loại đồng vàng hoặc đồng đỏ).
  • Cọc tiếp địa thép mạ đồng (nhúng nóng hoặc điện phân).
  • Cọc tiếp địa bằng thép mạ kẽm (sử dụng công nghệ nhúng nóng hoặc điện phân).

Loại cọc tiếp địa đồng nguyên khối đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì tính dẫn điện tốt, và đây cũng là loại cọc tiếp địa có giá thành cao nhất. Nhược điểm của cọc tiếp địa đồng nguyên chất là dễ bị cong vênh trong quá trình thi công.

IV. Cách đóng cọc tiếp địa đơn giản khi lắp đặt cột đèn sân vườn

Để lắp đặt cọc tiếp địa chuẩn với cột đèn sân vườn an toàn cần tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Đào rãnh tiếp địa

  • Đào rãnh tiếp địa với độ sâu theo bản vẽ thiết kế.
  • Dây tiếp địa phải được nắn thẳng trước khi rải.
  • Cọc tiếp địa được đóng trực tiếp xuống rãnh sau đã đào, sau đó dùng máy hàn hàn mối dây tiếp địa vào đầu cọc.

Bước 2: Lấp đầy rãnh tiếp địa

  • Trong quá trình lấp đất lấp rãnh dây tiếp địa phải loại bỏ các loại đá, sỏi, tạp chất.
  • Tiến hành lấp từng lớp đất dày từ 15 – 20cm, lưu ý tưới nước và đầm kỹ.
  • Sau khi các rãnh tiếp địa được đắp đất đến mặt đất khởi thủy và đầm chặt, hãy tiến hành tưới đẫm nước để giữ ẩm cho đất. Điều này đảm bảo trị số điện trở của đất như đất nguyên thủy.

 Bước 3: Lắp đặt khung móng và cột đèn

  • Đầu tiên, bê tông được đổ lên móng và đợi khô trong 72 giờ mới tiến hành làm công đoạn tiếp theo.
  • Sau khi lắp móng xong tiến hành lắp đặt cột đèn sao cho 4 lỗ trên đế cột lọt vào 4 chân của móng cột và bắt bulong và ecu mũ để cố định cột đèn.
  • Kiểm tra xem cột đã thẳng hàng hay chưa, móng có chắc hay không, sau đó mới tiến hành lắp đến tay đèn và bóng đèn.
  • Quá trình yêu cầu sự tỉ mỉ, các công đoạn phải đúng tiêu chuẩn và các bộ phận phải đúng kích thước.

cách đóng cọc tiếp địa 1

V. Tiêu chuẩn đóng cọc tiếp địa

Tiêu chuẩn kỹ thuật về cọc tiếp địa được quy định tại TCVN 9358:2012: Lắp đặt hệ thống nối đất, thiết bị cho các công trình công nghiệp phải đáp ứng các quy định sau đây:

1. Tiêu chuẩn chọn cọc tiếp địa

  • Dạng cọc tiếp địa thanh loại tròn cần có đường kính tối thiểu 12 hoặc 16mm tùy loại kim loại. Cụ thể nếu điện cực thép thì cọc phải có đường kính tối thiểu là 16mm, nếu điện cực kim loại không phải thép hoặc không phải sắt/ thép thì phải đạt tối thiểu 12mm.
  • Cọc tiếp địa thép góc có chiều dày ≥ 4mm cần được sử lý để đảm bảo chống ăn mòn.
  • Cọc tiếp địa dạng ống kim loại cần có đường kính tối thiểu 19mm, chiều dày tối thiểu 2,45mm và phải được xử lý chống ăn mòn trên bề mặt.
  • Điện cực đất dạng cọc nhọn không dùng thanh cốt thép hay thanh thép gai.

2. Tiêu chuẩn thi công cọc tiếp địa

  • Chọn nơi có độ ẩm cao nhất để đóng cọc tiếp địa. Nếu vị trí đóng cọc tiếp địa là đất liền thổ thì chú ý đóng cọc sâu theo bản thiết kế và phải chèn chặt rãnh chôn cọc tiếp địa.
  • Điện cực đất thanh/ cọc nhọn phải đóng sâu > 0,5m – 1,2m, tính từ đỉnh cọc tới mặt đất. Độ sâu lắp điện cực dựa treo điện trở suất địa.
  • Chiều dài cọc tiếp địa tối thiểu phải đạt 2,5 – 3m. Có thể tiến hành nối cọc khi điện cực đất có chiều dài > 3m.

3. Tiêu chuẩn đóng cọc tiếp địa

  • Tùy theo thiết kế mô hình chống sét mà có thể đóng thẳng hoặc nghiêng cọc.
  • Với một phân xưởng, khoảng cách giữa các cọc tiếp địa quá 20m và các cọc phải nối với nhau thành mạch vòng liền cực.
  • Không được làm hỏng đầu trên của cọc trong quá trình đóng cọc.
  • Với vị trí đóng cọc tiếp địa là đất cứng cần phải khoan thì nên lựa chọn loại mũi khoan có đường kính nhỏ hơn đường kính của cọc.
  • Dây nối cọc tiếp địa phải có tiết diện ≥ tiết diện của dây nối địa chính.

VI. Những lưu ý khi đóng cọc tiếp địa

Khi đóng cọc tiếp địa đúng quy chuẩn sẽ giúp đảm bảo an toàn và giảm thiểu nguy cơ xảy ra. Dưới đây là một vài điều bạn cần chú ý khi thi công:

  • Chọn vật liệu cọc tiếp địa: Tùy vào hệ thống chống sét và bản thiết kế để chọn loại cọc có chất liệu phù hợp (cọc tiếp địa đồng, cọc tiếp địa thép mạ đồng, cọc tiếp địa bằng thép mạ kẽm).
  • Khoảng cách đóng cọc tiếp địa: Khoảng cách tối thiểu giữa 2 cọc tiếp địa phải bằng 1 – 2 lần chiều dài của 1 cọc tiếp địa (chiều dài cọc tiếp địa 2,4 – 2,5m).
  • Khoảng cách giữa các bãi tiếp địa phù hợp nhất: Tùy vào địa hình, địa chất khác nhau sẽ có quy định về khoảng cách các bãi tiếp địa khác nhau. Do đó, cần khảo sát thực tế để thiết kế bản vẽ để đưa ra tiêu chuẩn thi công phù hợp.
  • Cách đóng cọc tiếp địa chuẩn: Trong quá trình đóng cọc phải đảm bảo giữ cọc thẳng, không cong vênh, không làm hỏng đầu cọc.
  • Cọc nối đất cần phải đóng sâu bao nhiêu? Cần đóng cọc tiếp địa sâu trong lòng đất từ 0.5 – 1m và đầu cọc phải thấp hơn bề mặt đất

VII. Địa chỉ bán cột đèn sân vườn chính hãng, giá tốt

Cotdenledsanvuon.com là một trong những đơn vị phân phối các loại cột đèn sân vườn hàng đầu hiện nay mà các bạn nên lựa chọn khi có nhu cầu mua các loại đèn chiếu sáng. Với nhiều năm kinh nghiệm chuyên cung cấp các loại đèn trụ sân vườn. chúng tôi tự hào là địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng, chủ thầu hay nhà đầu tư,… Đến với Cotdenledsanvuon.com, chúng tôi cam kết:

  • Bán hàng uy tín, đúng giá, chính hãng 100%
  • Có bảng giá niêm yết công khai trên hệ thống website
  • Có giá chiết khấu tốt nhất dành cho công trình dự án
  • Thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, giá hấp dẫn cho khách hàng
  • Vận chuyển linh hoạt trên toàn quốc
  • Bảo hành uy tín dài hạn

Trả lời