Khi lắp đặt hệ thống cột chiếu sáng ngoài trời, tiếp địa cột đèn chiếu sáng được xem là bộ phận quan trọng không thể thiếu. Có thể hiểu cọc tiếp địa có tác dụng chống sét, đảm bảo độ an toàn trong suốt quá trình sử dụng. Vậy tiếp địa cột đèn chiếu sáng là gì? Tầm quan trọng của tiếp địa khi lắp cột đèn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

tiếp địa cột đèn chiếu sáng

I. Tiếp địa cột đèn chiếu sáng là gì?

Tiếp địa cột đèn chiếu sáng chính là phụ kiện lắp đặt được ứng dụng trong chống sét tại các cột đèn chiếu sáng ở ngoài trời. Bên cạnh đó, tiếp địa cột đèn còn được ứng dụng rộng rãi tại hệ thống thang máy, nhà dân dụng… Để chống sét và đảm bảo an toàn cho con người trong quá trình sử dụng. Đối với cột đèn chiếu sáng, việc lắp đặt cột tiếp địa là cần thiết. Vì cột đèn có kích thước khá cao. Cần đảm bảo lắp đặt an toàn, chống sét hiệu quả cho các công trình.

Cột tiếp địa được làm từ chất liệu thép cao cấp mạ kẽm nhúng nóng, hoặc bằng đồng nguyên chất. Sản phẩm có khả năng chống mài mòn và oxy hóa trong quá trình sử dụng. Độ cao trung bình của cột tiếp địa dao động từ 1.2 đến 3m. Được sử dung cắp sâu xuống dưới lòng đất. Khi thi công đúng kỹ thuật sẽ có tác dụng chống sét hiệu quả.

II. Cấu tạo của tiếp địa cột đèn chiếu sáng

  • Cọc tiếp địa được cấu tạo đơn giản gồm 1 thanh kim loại được vót nhọn đầu để dễ dàng cắm sâu xuống lòng đất.
  • Có thể nối 2 hoặc nhiều cọc với nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng và khu vực cắm cọc tiếp địa.
  • Cột tiếp địa thường có độ cao từ 1.2m đến 3m.
  • Hệ thống cột đèn tiếp địa gồm: cọc tiếp địa, dây liên kết, mối nối liên kết, hộp nối đất và kiểm tra,…Các bộ phận này có vai trò quan trọng đảm bảo thiết bị tiếp địa chống sét hoạt động hiệu quả, an toàn.

III. Tiếp địa hệ thống chiếu sáng

1. Tiếp địa cột đèn

  • Mỗi vị trí cột đèn chiếu sáng được đóng một hệ thống tiếp địa có chất liệu là thép góc mạ kẽm nhúng nóng L63x63x6.
  • Tiếp địa đóng sâu dưới mặt đất tự nhiên 0,1m.
  • Dây tiếp đất dùng thép F10 dùng để hàn nối các cột tiếp địa và các đế cột chiếu sáng với nhau.
  • Sau khi hoàn thành việc lắp đặt xong nếu điện trở tiếp địa đo được không đúng chỉ số điện trở tiếp địa RZ £ 30W phải báo đơn vị thiết kế chỉnh sửa.

2. Tiếp địa tủ chiếu sáng

  • Tủ điện điều khiển chiếu sáng và các cột đèn được nối đất bằng dây đồng M-10.
  • Sau khi hoàn thành việc lắp đặt xong nếu điện trở tiếp địa đo được không đúng chỉ số điện trở tiếp địa RZ £ 30W phải báo đơn vị thiết kế chỉnh sửa.

IV. Vai trò của tiếp địa cột đèn chiếu sáng

Chức năng của hệ thống tiếp địa cân bằng điện thế. Tiếp địa cột đèn chiếu sáng có tác dụng phân tán năng lượng quá áp và quá dòng xuống lòng đất. Hệ thống là cơ chế bảo vệ an toàn cho con người và các thiết bị dân dụng.

Vì vậy, hệ thống tiếp địa là bộ phận quan trọng khi thi công các công trình chống sét. Nếu thiết bị chống sét có tiếp địa không tốt thì việc sét đánh có thể gây ra hậu quả lớn. Ngược lại nếu tiếp địa cột đèn tốt thì hệ thống thu lôi sẽ phát huy được tối đa hiệu quả sử dụng.

V. Phân loại tiếp địa cột đèn chiếu sáng

Tiếp địa cột đèn chiếu sáng hiện nay có nhiều loại trên thị trường. Do đó bạn cần biết phân biệt từng loại qua đó có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp nhất cho công trình của mình.

1. Phân loại tiếp địa cột đèn theo chất liệu

Chất liệu thép mạ kẽm

  • Cọc là các thanh thép đủ tiêu chuẩn, được mạ kẽm bên ngoài giúp tăng độ bền và khả năng chống oxy hóa cao.
  • Chất liệu thép cao cấp cho độ bền cao, tuổi thọ kéo dài, giá thành rẻ.
  • Cọc thường được ứng dụng trong các công trình lớn, đặc biệt là môi trường đặc thù, nhiều hóa chất như: bệnh viện, xí nghiệp, trạm năng lượng…

Chất liệu đồng nguyên chất

  • Hàm lượng đồng cấu tạo nên cọc khoảng từ 95-99%. Chất liệu giúp cọc có chất lượng tốt nhất trên thị trường nên giá sản phẩm khá cao. Đồng được sử dụng thường là đồng vàng hoặc đồng đỏ.
  • Cọc đồng đỏ được sử dụng cho hệ thống tiếp địa có yêu cầu điện trở rất thấp và sử dụng tại vùng có môi trường ăn mòn cao như vùng biển, hải đảo…

Chất liệu thép mạ đồng

  • Cọc có hình dáng trụ tròn côn, đầu được vát nhọn để dễ dàng cắm xuống đất.
  • Cọc được mạ lớp đồng dày 50 – 100 um tăng khả năng dẫn điện và chống gỉ sét.
  • Tiếp đất thoát sét cho hệ thống chống sét trực tiếp, tiếp địa cho hệ thống điện, tiếp địa chống sét lan truyền.

tiếp địa cột đèn chiếu sáng 1

2. Phân loại tiếp địa cột đèn theo kiểu dáng

  • Tiếp địa cột tròn đặc có đường kính từ D14 – D20. Loại cột này rất nhẹ, không cồng kềnh, được dùng phổ biến trong các công trình nhỏ; công trình sinh hoạt.
  • Tiếp địa thanh chữ V thì có độ dày từ V50 – V70. Tiếp địa có bản to, diện tích tiếp xúc đất lớn. Cọc sử dụng để chống sét nhà xưởng và những khu vực dễ cháy nổ. Ví dụ như: trạm xăng, trạm điện. Cọc nối đất hình chữ V chỉ được làm từ thép mạ kẽm.

VI. Thi công lắp đặt tiếp địa cột đèn chiếu sáng

Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng tiếp địa cột đèn chiếu sáng, các bạn cần tiến hành thi công lắp đặt theo đúng quy trình dưới đây:

1. Đào rãnh tiếp địa

  • Xác định vị trí làm hệ thống tiếp địa và kiểm tra cẩn thận trước khi đào để tránh các công trình ngầm như cáp ngầm, đường ống,…
  • Đào rãnh sâu xuống đất tại vị trí cọc, chiều rộng 300mm – 500mm và độ sâu 600mm – 800mm theo bản vẽ thiết kế hoặc mặt bằng thực tế thi công.
  • Đào rãnh tiếp địa đảm bảo độ sâu theo thiết kế.

2. Đóng trực tiếp cọc tiếp địa xuống rãnh

  • Dây tiếp địa trước khi rải phải được nắn thẳng. Không để dây bị xoắn cong.
  • Cọc tiếp địa được đóng trực tiếp xuống rãnh sau khi đã đạt độ sâu.
  • Sau đó dùng máy hàn để hàn dây tiếp địa vào đầu cọc.

3. Lấp đất rãnh tiếp địa

  • Đất lấp rãnh dây tiếp địa không được lẫn đá, sỏi, tạp chất.
  • Được tiến hành lấp từng lớp dày từ 15 – 20cm, tưới nước và đầm kỹ.
  • Các rãnh tiếp địa sau khi đắp đất đến mặt đất khởi thủy và đầm chặt, tiến hành tưới đẫm nước để giữ ẩm cho đất.
  • Đảm bảo trị số điện trở của đất như đất nguyên thủy.

4. Lắp đặt khung móng và cột đèn

  • Đầu tiên, bê tông được đổ lên móng và đợi khô trong 72 giờ mới tiến hành làm công đoạn tiếp theo.
  • Sau khi lắp móng xong tiến hành lắp đặt cột đèn sao cho 4 lỗ trên đế cột lọt vào 4 chân của móng cột và bắt bulong và ecu mũ để cố định cột đèn.
  • Kiểm tra xem cột đã thẳng hàng hay chưa, móng có chắc hay không. Sau đó mới tiến hành lắp đến tay đèn và bóng đèn.

5. Kiểm tra chỉ số điện trở tiếp địa

  • Đảm bảo trị số điện trở tiếp địa đạt yêu cầu so với thiết kế.
  • Khi đo các vị trí không đảm bảo trị số điện trở theo yêu cầu, tiến hành bổ sung tiếp địa đến khi đạt chỉ số điện trở cho phép. Nhằm đảm bảo an toàn chống sét cho hệ thống cột đèn chiếu sáng.

VII. Địa chỉ bán cột đèn sân vườn chính hãng, giá tốt

Cotdenledsanvuon.com là một trong những đơn vị phân phối các loại cột đèn sân vườn hàng đầu hiện nay mà các bạn nên lựa chọn khi có nhu cầu mua các loại đèn chiếu sáng. Với nhiều năm kinh nghiệm chuyên cung cấp các loại đèn trụ sân vườn. chúng tôi tự hào là địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng, chủ thầu hay nhà đầu tư,…

Đến với Cotdenledsanvuon.com, chúng tôi cam kết:

  • Bán hàng uy tín, đúng giá, chính hãng 100%
  • Có bảng giá niêm yết công khai trên hệ thống website
  • Có giá chiết khấu tốt nhất dành cho công trình dự án
  • Thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, giá hấp dẫn cho khách hàng
  • Vận chuyển linh hoạt trên toàn quốc

Trả lời